Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Khóc Đại tướng


                                       Phạm Tuấn Vũ
Bác đã đi rồi, bác Giáp ơi!
Hôm nao như được thấy Bác cười
Miền Trung vừa tan cơn bão dữ
Tin Thủ đô về... Bác mất rồi!

Quảng Bình tan bão, chưa khô lệ
Cả nước chiều nay bỗng khóc òa
Hà Nội cuối thu trời trở lạnh
Bác Giáp bây giờ đã đi xa...

Ôi con người với thế kỉ XX
Đã làm nên một Việt Nam thần thánh
Kìa vị tướng đi đầu từng trận đánh
Mà ung dung như phần thắng nắm rồi.

Một chữ rằng: Thương


Thủy Linh Lung
Lướt qua một vài trang web ta thường chỉ thấy những dòng chữ tiếng anh và mấy hình trái tim to sụ choáng cả màn hình trông đến nhức nhối. Đó là cách thể hiện tình yêu lớp trẻ. Trong nhịp sống hối hả của những cô chiêu, cậu ấm thời @ chỉ có những mối tình chợt đến, lại đi trong tính đỏng đảnh của cơn mưa bóng mây đầu hạ. Thứ tình yêu fasfood ấy có chăng cũng chỉ vài ba tuần, một đôi tháng là tan vỡ. Dường như tình yêu không còn đúng nghĩa, đúng cái chất vốn có của nó nữa, nó đã bị biến thể theo lối sống quá nhanh của thời đại mới.
Nhớ thời ông bà cha mẹ ta, cũng là những con người có suy nghĩ, có những ước mơ và khao khát sống hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc họ có được sao đẹp đẽ đến thế. Tình yêu là một khái niệm quá trừng tượng và chung chung, đã bao lần ta hỏi tình yêu là gì? Nếu ai đã một lần mục sở thị nó, chạm vào nó thì hãy đứng ra mô tả nó. Tất cả chỉ mờ hồ mờ ảo của giọt nước mắt nhìn qua lăng kính lục lăng bảy màu đẹp đẽ mà vô ảnh. Người ta thường nói đến tình yêu nhưng không hiểu và cũng không cắt nghĩa được nó. Người Việt chúng ta chịu ảnh hưởng của chữ yêu từ bên ngoài còn gốc gác cội nguồn của chúng ta không có chữ yêu. Có chăng chỉ một chữ THƯƠNG mà thôi. Con chữ ấy đã cất giữ cả một góc khuất tâm hồn cho cả dân tộc.

Tết Trung Thu - Khởi nguyên và biểu tượng văn hóa

                 Thủy Linh Lung
1. Trung Thu tiết - Khởi nguyên
Tết Trung thu là một lễ hội dân gian truyền thống ở khu vực Đông Á được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Tết Trung thu không chỉ là lễ hội cổ truyền của người Trung Hoa mà còn là một lễ tết truyền thống của các nước đồng văn như  Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và một số dân tộc khác. Mặc dù cũng có những quan điểm cho rằng truyền thống mừng ngày Trung thu xuất phát từ nền văn minh lúa nước của người Việt và những tộc người ở phía nam Trung Quốc, nhưng khối lượng những truyền thuyết của người Trung Hoa liên quan đến sự khởi nguyên tết Trung thu xem ra vẫn dồi dào hơn.
Nông lịch của người Trung Quốc chia một năm ra làm bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, mỗi mùa có ba tháng. Tháng tám rơi vào tháng thứ hai của mùa thu (Thu quý 秋季) nên được gọi là trọng thu (仲秋) hoặc trung thu (中秋). Ngày rằm tháng tám là ngày mà mặt trăng sáng rõ nhất trên bầu trời; do đó, từ thượng cổ, người Trung Quốc đã có tục cúng trăng vào ngày rằm tháng tám.
Để giải thích tục cúng trăng, truyền thuyết Trung Hoa thời cổ có câu chuyện Hằng Nga bôn nguyệt (Hằng Nga chạy trốn lên mặt trăng). Đã là truyền thuyết thì có nhiều dị bản, nhưng phiên bản sau được chấp nhận và phù hợp với tâm thức dân gian hơn cả: Chàng Hậu Nghệ dũng cảm đã trèo lên đỉnh Côn Lôn bắn chín mặt trời mặt trời chỉ chừa lại một mặt trời để cứu dương gian và được Vương Mẫu nương nương ban cho thuốc trường sinh bất tử. Một lần, khi chàng rời nhà đi săn, Hằng Nga, vợ chàng, đã bị Bàng Mông, một kẻ tâm thuật bất chính, ép phải giao thuốc trường sinh. Vì không muốn viên thuốc rơi vào tay kẻ bất nhân, Hằng Nga đã uống viên thuốc và nàng trở thành một tiên tử trốn lên cung trăng. Hậu Nghệ trở về biết chuyện rất nhớ thương Hằng Nga. Nhìn lên mặt trăng thấy thấp thoáng có bóng giai nhân, chàng bèn cho người bày dưới bóng trăng những thức ăn mà Hằng Nga vẫn thích, rồi mời một số người thân đến uống rượu tâm tình. Về sau, mọi người theo đó bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga ban cho may mắn và bình an.