Chui ra khỏi chiếc xe buýt tuyến Kon Tum – Pleiku vừa dừng lại, đón ngay những hạt mưa lây phây rơi nhẹ lên người. Mát. Dễ chịu. 8 giờ, mặt trời lười biếng còn ngủ nướng nên bức màn mây xam xám vẫn phủ kín, che chở muôn loài.
Đôi mắt Pleiku đến! Ngồi lên xe, nổ máy. Chưa đầy mươi phút, sau khi qua khỏi con đường ngắn rợp bóng thông xanh, một cảnh sơn thủy hữu tình hiện ngay trước mắt: Biển Hồ. Đôi mắt Pleiku chớp chớp mấy cái hỏi có vẻ thách thức: Đẹp chưa? Đành gượng gạo chống chế: Ừ, đẹp. Sở dĩ như vậy, vì trước đây mình hay trêu, chỉ có Quy Nhơn là nhất, còn Giai Lai “chẳng là cái đinh gì”. Mang nỗi ấm ức trong lòng, lần này Đôi mắt Pleiku quyết chí “trả thù” bằng cách cho mình tận mục sở thị “đệ nhất đẳng cảnh quan” phố núi. Dù trong đầu còn đầy ắp óc địa phương chủ nghĩa, không muốn chịu thua Đôi mắt Pleiku, nhưng vẫn phải thốt lên: Đẹp thật! Một cái đẹp không hùng vĩ kiểu thác Đrây Sáp (Dăk Nông), không kiêu sa như Eo Gió (Quy Nhơn), cũng chẳng thướt tha, kiều diễm như Hương giang (Huế); mà đẹp lặng lẽ như đôi mắt buồn sơn nữ.
Cái gì cũng trầm mặc, điềm nhiên. Nếu lòng hồ là con mắt thì dãy núi thấp là hàng lông mày lặng lẽ bao quanh. Vì là con mắt, nên hồ không rộng mà vẫn có cảm giác mênh mông. Chiếc thuyền câu nhỏ bé lướt nhẹ, lăn tăn sóng không làm cho hồ động mà càng thêm tĩnh. Điểm nhấn duy nhất có dấu ấn của bàn tay con người là lầu vọng cảnh được xây tại mô đất cao tiếp giáp với con đường rợp bóng thông dẫn vào hồ. Đứng ở nơi đây có thể bao quát toàn cảnh của hồ. Không ở đâu câu thơ của Tố Như “long lanh đáy nước in trời” lại đúng với cảnh thật như ở Biển Hồ. Trời, nước một màu, càng tăng cảm giác mênh mông, trầm lắng. Có lẽ vì vậy mà người đời thêu dệt nên câu chuyện về hồ cũng đượm buồn:
“Ngày xưa, con gái và con trai của làng T’nưng rất xinh đẹp, sống hòa thuận và vui vẻ. Một ngày nọ, trời đất chuyển mình, mây mưa vần vũ. Từ lòng đất có ngọn lửa phun lên ào ạt. Sau khi lửa tắt, ngôi làng chỉ còn là một hố sâu thăm thẳm. Những người còn sống đứng trên miệng hố than khóc vì thân nhân đã mất, nước mắt của họ từng ngày đong đầy hồ nước”.
Nước Biển Hồ là nước mắt người xưa! Vì vậy, Biển Hồ đẹp như đôi mắt buồn của người sơn nữ.
Đôi mắt Pleiku đến! Ngồi lên xe, nổ máy. Chưa đầy mươi phút, sau khi qua khỏi con đường ngắn rợp bóng thông xanh, một cảnh sơn thủy hữu tình hiện ngay trước mắt: Biển Hồ. Đôi mắt Pleiku chớp chớp mấy cái hỏi có vẻ thách thức: Đẹp chưa? Đành gượng gạo chống chế: Ừ, đẹp. Sở dĩ như vậy, vì trước đây mình hay trêu, chỉ có Quy Nhơn là nhất, còn Giai Lai “chẳng là cái đinh gì”. Mang nỗi ấm ức trong lòng, lần này Đôi mắt Pleiku quyết chí “trả thù” bằng cách cho mình tận mục sở thị “đệ nhất đẳng cảnh quan” phố núi. Dù trong đầu còn đầy ắp óc địa phương chủ nghĩa, không muốn chịu thua Đôi mắt Pleiku, nhưng vẫn phải thốt lên: Đẹp thật! Một cái đẹp không hùng vĩ kiểu thác Đrây Sáp (Dăk Nông), không kiêu sa như Eo Gió (Quy Nhơn), cũng chẳng thướt tha, kiều diễm như Hương giang (Huế); mà đẹp lặng lẽ như đôi mắt buồn sơn nữ.
Cái gì cũng trầm mặc, điềm nhiên. Nếu lòng hồ là con mắt thì dãy núi thấp là hàng lông mày lặng lẽ bao quanh. Vì là con mắt, nên hồ không rộng mà vẫn có cảm giác mênh mông. Chiếc thuyền câu nhỏ bé lướt nhẹ, lăn tăn sóng không làm cho hồ động mà càng thêm tĩnh. Điểm nhấn duy nhất có dấu ấn của bàn tay con người là lầu vọng cảnh được xây tại mô đất cao tiếp giáp với con đường rợp bóng thông dẫn vào hồ. Đứng ở nơi đây có thể bao quát toàn cảnh của hồ. Không ở đâu câu thơ của Tố Như “long lanh đáy nước in trời” lại đúng với cảnh thật như ở Biển Hồ. Trời, nước một màu, càng tăng cảm giác mênh mông, trầm lắng. Có lẽ vì vậy mà người đời thêu dệt nên câu chuyện về hồ cũng đượm buồn:
“Ngày xưa, con gái và con trai của làng T’nưng rất xinh đẹp, sống hòa thuận và vui vẻ. Một ngày nọ, trời đất chuyển mình, mây mưa vần vũ. Từ lòng đất có ngọn lửa phun lên ào ạt. Sau khi lửa tắt, ngôi làng chỉ còn là một hố sâu thăm thẳm. Những người còn sống đứng trên miệng hố than khóc vì thân nhân đã mất, nước mắt của họ từng ngày đong đầy hồ nước”.
Nước Biển Hồ là nước mắt người xưa! Vì vậy, Biển Hồ đẹp như đôi mắt buồn của người sơn nữ.
L.V.L